Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Tách rời: Chiến lược tồi tệ của Facebook đối với người dùng
Chiến lược "tách rời" của Facebook có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng thực sự là thảm họa với người dùng

 


Bắt đầu từ hôm nay, để có thể nhắn tin, trò chuyện Facebook trên điện thoại, người dùng sẽ phải tải ứng dụng Messenger độc lập của Facebook để thực hiện việc đó. Đây là một phần trong chiến lược lâu dài của Facebook nhằm tạo ra thật nhiều ứng dụng độc lập, giúp cho trải nghiệm người dùng dành cho mỗi tính năng nổi bật trên Facebook được tập trung hơn. Điều này nghe có vẻ có lý đối với Facebook, nhưng đối với người dùng, đó thực sự là một thảm họa.

 


 

Việc tách Messenger ra khỏi Facebook không thực sự là một điều quá tồi tệ. Người dùng có thể dễ dàng tập trung vào việc nhắn tin, trò chuyện của mình hơn so với việc phải chạm chạm vài lần trên ứng dụng Facebook gốc mới có thể tám chuyện với bạn bè. Tuy vậy, mọi sự dễ dàng đều có cái giá của nó. Việc tách rời ứng dụng này sẽ buộc người dùng phải cài đặt hai ứng dụng của Facebook trên thiết bị để có thể tận hưởng trải nghiệm đầy đủ mà Facebook mang lại. Và phiền nhiễu bắt đầu từ đây.

 

Chiến lược "tách rời" của Facebook

 

Các thương vụ thâu tóm đình đám nhất của Facebook hầu hết đều là các thương vụ liên quan đến ứng dụng di động, nhằm biến mục tiêu trở thành ông hoàng ứng dụng của Facebook trở thành hiện thực. Bởi di động là mối quan tâm hàng đầu, cũng là chiến lược phát triển lâu dài, do đó, Facebook không bao giờ ngần ngại vung tiền mua lại các công ty khởi nghiệp phát triển ứng dụng tiềm năng. Instagram hay WhatsApp, cả hai gã khổng lồ trong lĩnh vực dịch vụ di động đều chịu chung số phận về tay Facebook nhằm củng có quyền lực của hãng.

 


 

Và khi mà Facebook không thể thâu tóm dịch vụ nào, hãng sẽ tạo ra đối thủ của nó. Thất bại trong việc đưa ứng dụng gửi ảnh tự xóa Snapchat về dưới trướng của mình, Facebook liền đáp trả bằng việc tạo ra ứng dụng tương tự với tên Slingshot. Trước đó Facebook cũng đã cho ra mắt ứng dụng đối thủ của Flipboard với tên gọi Paper, mặc dù gây được nhiều chú ý và tán thưởng của làng công nghệ nhưng nó cũng nhanh chóng "nguội" và không được mấy người dùng để ý đến.

 

Dù có là tín đồ trung thành đến đâu, chẳng ai muốn sở hữu hàng tá ứng dụng khác nhau của một dịch vụ duy nhất là Facebook. Sở dĩ Facebook muốn tạo ra càng nhiều app càng tốt là bởi ứng dụng Facebook gốc ôm đồm quá nhiều tính năng để nó có thể hoạt động hiệu quả trên nền tảng di động. Hơn nữa, Facebook muốn thống trị hệ sinh thái di động và điều này trở nên dễ dàng hơn khi Facebook biến nhiều ứng dụng của mình trở nên phổ biến thay vì chỉ tập trung vào một ứng dụng duy nhất.

 

Một chiến lược sai lầm

 

Xét về khía cạnh kinh doanh thì việc Facebook thống trị cả bộ sưu tập ứng dụng của người dùng là một kế hoạch không tồi. Nhiều ứng dụng hơn nghĩa là nhiều không gian cho quảng cáo hơn, cũng đồng thời giảm được số lượng các ứng dụng cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược này nhanh chóng làm người dùng chết ngập dưới hàng tá ứng dụng và càng ngày càng cảm thấy phiền phức với chúng. Dù cho công nghệ sau này giúp cho chiếc điện thoại của người dùng có dung lượng đến 700GB thì cũng chẳng mấy ai "rảnh rỗi" để cài đặt và quản lý một binh đoàn ứng dụng Facebook, khiến trải nghiệm sử dụng của họ chỉ có nước tồi tệ hơn.

 

Nguyên nhân khiến Facebook có thể thành công như hiện nay là bởi bản chất một mạng xã hội tập trung. Mọi người có thể bình luận các bức ảnh, post lên tường của nhau, chat chit với nhau tất cả trong cùng một nơi. Việc tách rời các ứng dụng đã làm mất đi giá trị cốt lõi này của Facebook và khiến người dùng phải sử dụng 4 ứng dụng khác nhau trên điện thoại để thực hiện các giao tiếp xã hội mà họ vẫn thường thực hiện ở một ứng dụng duy nhất. Thay vì giành nguồn lực và tài chính vào việc phát triển các ứng dụng độc lập như vậy, đáng lẽ ra Facebook nên dồn nguồn nhân lực đó vào việc cải thiện ứng dụng Facebook hiện tại, làm sao để người dùng chat thoải mái hơn trong ứng dụng Facebook, làm sao để việc chia sẻ ảnh trở nên tuyệt vời hơn đối với người dùng.

 

Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận rằng Facebook đóng vai trò thống trị trong lĩnh vực di động. Rất nhiều công ty khác cũng đã "noi gương" Facebook như Foursquare với việc tách thành hai ứng dụng Foursquare và Swarm. Nếu chiến lược này của Facebook thành công ngoài mong đợi, thế giới sẽ chứng kiến rất nhiều màn "ăn theo" đến từ các dịch vụ khác nhằm tạo ra xu hướng. Rồi một ngày chúng ta sẽ có Instagram Photo và Instagram Video; Snapchat Stories cũng thành một ứng dụng riêng biệt.

 

Mặc dù chiến lược phát triển "kiểu Facebook" có thể sẽ trở thành một hướng đi sinh lời và nhiều công ty noi theo trong tương lai, nhưng nó sẽ đem lại không ít ác mộng cho người dùng
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ 'đội giá' lên đến 21.000 USD ở Mỹ (25-04-2024)
    Ông Biden ký luật yêu cầu TikTok thoái vốn ở Mỹ, chuyện gì tiếp theo? (25-04-2024)
    Các nhà khoa học Mỹ phát minh robot có khả năng tái hiện vẻ mặt con người (24-04-2024)
    Huawei 'tung đòn', Apple thêm đau đầu ở Trung Quốc (19-04-2024)
    Ứng dụng công nghệ thông minh để phát triển du lịch bền vững (19-04-2024)
    Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội (19-04-2024)
    Người dùng Việt Nam đã gửi được ảnh chất lượng cao HD qua Messenger (10-04-2024)
    Viettel và VNPT chi hơn 10.000 tỷ để trúng đấu giá băng tần 5G (08-04-2024)
    Khách hàng chuộng xe điện giá rẻ, không đặt nặng phạm vi hoạt động (08-04-2024)
    Truyền thông Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm sáng trong lĩnh vực R&D (08-04-2024)
    Vì sao người Thái không thích xe máy Honda? (08-04-2024)
    Kỹ sư sáng chế cỗ máy biến rác thải thành phân bón hữu cơ (03-04-2024)
    Cục An toàn thông tin vào cuộc hỗ trợ PVOIL bị tấn công mã hóa dữ liệu (02-04-2024)
    PVOIL bị tấn công mạng, Tổng cục Thuế đóng cổng kết nối (02-04-2024)
    Cẩn trọng khi sử dụng mạng wifi miễn phí nơi công cộng (31-03-2024)
    Apple và Google có thể phải chia tách thành các công ty nhỏ hơn (24-03-2024)
    Bản cập nhật Windows 11 mới có thể làm hư máy tính của bạn (19-03-2024)
    Người dân cần làm gì khi dữ liệu cá nhân bị rò rỉ? (14-03-2024)
    Trung Quốc phản ứng gắt với Mỹ về vụ TikTok (14-03-2024)
    Hé lộ thiết kế của Hyundai Palisade thế hệ mới (12-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc cấm chính phủ mua sản phẩm của Apple  (07-08-2014)
    Ý đồ của Facebook đằng sau Internet.org (06-08-2014)
    Trung Quốc tiếp tục cấm cửa Kaspersky và Symantec (05-08-2014)
    Truyền thông “mổ xẻ” cách “xào” sản phẩm Apple của công ty TQ (01-08-2014)
    Thị phần smartphone của Samsung bất ngờ giảm mạnh (31-07-2014)
    iPhone 6: Khi đời không như mơ (29-07-2014)
    Mổ xẻ sai lầm chiến lược của CEO Jeff Bezos (28-07-2014)
    Kinh tế nước Anh tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G7 (22-07-2014)
    Nguyên nhân “chán đời” khi dùng nhiều Facebook (21-07-2014)
    Vụ cắt giảm nhân sự của Nadella và thương vụ mua Nokia (18-07-2014)
    Samsung ngày càng yếu thế trong cuộc chiến smartphone với Apple (17-07-2014)
    Vì sao Apple bắt tay với IBM? (16-07-2014)
    Đối đầu Chromebook, Microsoft thúc đẩy laptop giá rẻ (15-07-2014)
    Thế giới ảo của Facebook khiến cuộc sống mệt mỏi (14-07-2014)
    Trung Quốc gọi iPhone là mối đe dọa an ninh quốc gia (12-07-2014)
    iPhone 6 sẽ có công nghệ chạm đột phá (11-07-2014)
    Microsoft Surface Pro 3 bước đầu gặt hái thành công (10-07-2014)
    Windows Phone 9 hỗ trợ ứng dụng Android: nước cờ mạo hiểm của Microsoft? (08-07-2014)
    Máy tính bảng pin “khủng” đổ bộ thị trường toàn cầu (07-07-2014)
    Tim Cook và chiếc bóng của người tiền nhiệm (05-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152751150.